Khi đời sống gia đình không còn đầm ấm, hạnh phúc, giữa vợ và chồng không còn có thể có tiếng nói chung, một trong hai bên hoặc cả hai bên cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng thì có thể làm thủ tục đề nghị xin ly hôn. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về nộp đơn khởi kiện ly hôn.
- Khi nào thì lập hồ sơ khởi kiện ly hôn?
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người đã kết hôn với nhau, việc ly hôn chỉ có hiệu lực pháp luật khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Khi muốn đơn phương ly hôn thì người muốn đề nghị Tòa án ra bản án chấp thuận việc ly hôn sẽ làm hồ sơ khởi kiện ly hôn.

Nguồn ảnh: Internet
Đơn phương ly hôn là hành động pháp lý đơn phương của vợ hoặc chồng đề nghị chấm dứt quan hệ ly hôn với người còn lại trong trường hợp người kia không muốn ly hôn hoặc cả hai đều muốn ly hôn nhưng không đạt được thỏa thuận về con chung, nợ chung hoặc tài sản chung.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ngoài vợ/ chồng thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Hồ sơ khởi kiện ly hôn gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định vợ chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn phải có đơn yêu cầu và gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn là có căn cứ và hợp pháp. Theo đó, những hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn/Đơn xin ly hôn; và
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu không còn bản chính thì có thể xin cơ quan hộ tịch cấp trích lục để thay thế; và
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người nộp yêu cầu; và
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có); và
- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu; và
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có).

Nguồn ảnh: Internet
- Nộp đơn khởi kiện ly hôn ở đâu?
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và sau ly hôn thuộc về Tòa án. Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đơn phương ly hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi nộp đơn xin ly hôn đơn phương, người làm đơn hoặc người được ủy quyền nộp đơn phải nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận bằng văn bản, người nộp đơn có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc. Lúc này, hồ sơ khởi kiện ly hôn phải đính kèm thỏa thuận bằng văn bản về việc nộp đơn đã ký giữa hai bên.
Trên đây là bài viết tư vấn của Công ty TNHH Nhung & Cộng sự về vấn đề nộp đơn khởi kiện ly hôn. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về vấn đề của bạn.
Liên hệ:
- Hotline: 0906040745
- Fanpage: Công ty Luật TNHH Nhung & Cộng sự
- Email: luatsuthachhuynhnhung@gmail.com
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ chuẩn bị hồ sơ ly hôn và nhận ủy quyền tham gia quá trình giải quyết việc, vụ việc ly hôn theo yêu cầu của khách hàng.
Chúng tôi cam kết bảo mật toàn bộ thông tin mà bạn đã cung cấp để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
Leave A Comment