Thủ tục xác định cha mẹ cho con được hiểu là việc xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ, con. Đây là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện thủ tục này.

Vì vậy, Công ty Luật TNHH Nhung và Cộng sự xin chia sẻ với quý bạn đọc thủ tục xác định cha mẹ cho con.

Thủ tục xác định cha mẹ cho con

I. Vấn đề chung về xác định cha mẹ cho con

1. Xác định cha mẹ cho con là gì?

Dưới góc độ pháp lý thì khái niệm xác định cha mẹ cho con là việc pháp luật thừa nhận huyết thống giữa cha, mẹ và con thông qua thủ tục pháp lý. Cha, mẹ là người trực tiếp sinh ra con nên nếu người con vì một lý do nào đó mà không được công nhân là con của cha, mẹ sẽ dẫn đến mất đi các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật quy định.

Vì vậy, có thể hiểu xác định cha mẹ cho con là việc nhờ pháp luật công nhận mối quan hệ huyết thống của cha, mẹ và con.

2. Tại sao phải xác định cha, mẹ, con?

Trong cuộc sống, không khó để gặp những trường hợp cha mẹ bỏ con từ lúc mới sinh hoặc thất lạc con từ nhỏ rồi sau đó mới tìm được con và nhận lại con. Tuy nhiên, khi nhận lại con không chỉ đơn thuần là các bên trong quan hệ xác nhận nhau mà còn phải thực hiện thủ tục xác định cha, mẹ cho con để từ đó được pháp luật công nhận và bảo vệ. Một số lý do cần phải thực hiện thủ tục xác định cha mẹ cho con như sau:

  • Bảo vệ quyền và lợi ích của con: Đảm bảo các quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được giáo dục, quyền thừa kế cho con.
  • Xác lập trách nhiệm của cha mẹ: Việc xác định cha mẹ giúp xác định rõ trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, bao gồm trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc không chung sống, việc xác định cha mẹ giúp xác định rõ trách nhiệm cấp dưỡng của mỗi bên đối với con cái.
  • Giải quyết tranh chấp liên quan: Khi có tranh chấp xảy ra, việc xác định cha mẹ là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con, quyền thăm nom con, quyền cấp dưỡng, chia tài sản chung…
  • Đảm bảo trật tự xã hội: Việc xác định cha mẹ góp phần đảm bảo trật tự xã hội, giúp ngăn ngừa các hành vi lợi dụng trẻ em, buôn bán trẻ em, lừa đảo…

II. Quy định pháp luật về xác định cha mẹ cho con

1. Ai có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con?

Theo Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con bao gồm:

– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
  • Hội liên hiệp phụ nữ

2. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha mẹ cho con

Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha mẹ cho con như sau:

– Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

– Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết

– Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.

Ngoài ra, nếu giải quyết thông qua Tòa án thì căn cứ vào điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định như sau:

– Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Thủ tục xác định cha mẹ cho con

Thủ tục xác định cha mẹ cho con tại Ủy ban nhân dân xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xác định cha, mẹ cho con:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
– Tờ khai đăng ký đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp) Đơn đăng ký nhận cha, mẹ, con 01
– Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký nhận cha, mẹ, con (do người yêu cầu cung cấp thông tin theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến) Đơn đăng ký nhận cha, mẹ, con (trực tuyến) 01
– Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:

  1.  Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác
01
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con (trường hợp này thường là giấy xét nghiệm ADN);
– Nếu không có các văn bản xác nhận của cơ quan y tế như đã đề cập trên bạn có thể cung cấp thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng hoặc vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người và phải có ít nhất hai người thân thích với cha, mẹ làm chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha, mẹ hoặc con trong trường hợp này. Khi nộp hồ sơ. Lưu ý: cần xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng.

– Nếu nộp trực tuyến thì truy cập và gửi hồ sơ tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn)

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Thủ tục xác định cha mẹ cho con tại Tòa án

Trong một số trường hợp không thể xác nhận cha mẹ cho con tại Ủy ban nhân dân như là có xảy ra mâu thuẫn hoặc một trong hai bên đã mất. Lúc này có thể thực hiện thủ tục xác định cha mẹ cho con tại Tòa án.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu xác định cha mẹ cho con

– Đơn yêu cầu xác định cha/mẹ cho con (có thể xin tại Tòa án).

– Chứng minh thư nhân dân của cha/mẹ (photo có chứng thực).

– Sổ hộ khẩu của cha/mẹ (photo có chứng thực).

– Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực).

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình.

– Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng…).

– Giấy giám định AND.

Thời gian giải quyết vụ việc sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục xác định cha mẹ cho con. Để được tư vấn cụ thể xin vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Nhung và Cộng sự theo thông tin dưới đây.

Thủ tục xác định cha mẹ cho con Hotline: 0908 823 850

Fanpage: Công ty Luật TNHH Nhung & Cộng sự

Email: luatsuthachhuynhnhung@gmail.com